Kết quả tìm kiếm cho "thốt nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 880
Là địa phương sở hữu tiềm năng phong phú về du lịch (DL), An Giang đã tích cực phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ du khách. Trong đó, việc tận dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, nông thôn để phát triển DL là hướng đi cần thiết, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Được xem là hình thức khai thác cá tự nhiên độc đáo và hiệu quả, dỡ chà là một trong những cách mưu sinh của nghề “bà cậu” cho đến bây giờ. Tuy nhiên, với sự “đổi tính, đổi nết” của con nước lũ, người theo nghề dỡ chà cũng đối mặt với tương lai bấp bênh.
Giữa tháng 11 âm lịch, tiết trời dần trở nên mát mẻ, vùng Bảy Núi cũng theo đó mà chuyển sang trạng thái khác. Đến đây thời điểm này, bạn sẽ thấy rõ sự đổi thay của cảnh vật và cuộc sống con người với những nét độc đáo riêng.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Thời điểm cuối năm, ngành nông nghiệp An Giang tập trung dồn sức trên các mặt công tác. Trong đó, đặc biệt quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa; thực hiện tốt kế hoạch phát triển các vùng sản xuất chuyên canh rau màu, cây ăn trái; nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm)...
Năm 2024, đánh dấu sự phục hồi và tăng tốc trở lại của hoạt động du lịch (DL) An Giang. Năng lực phục vụ khách DL của ngành DL An Giang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng đúng tiêu chuẩn của ngành và nhu cầu của du khách.
Nhận thức tầm quan trọng của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, huyện Chợ Mới quan tâm, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác rà soát tổng thể các sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể hoàn thiện các thủ tục pháp lý, trình tự đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng OCOP.
Là những người làm công đoạn đầu trong quá trình sản xuất đường thốt nốt, họ phải vất vả đêm ngày để “lấy mật” từ loại cây đặc sản. Nghề của họ không được xem là thợ, mà cũng chẳng có tên, chỉ được gọi nôm na, dễ hiểu là nghề leo cây thốt nốt.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh An Giang đã thành công tốt đẹp, khơi dậy niềm tin sâu sắc, tình cảm chân thành của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Đây sẽ là động lực để tỉnh tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, hướng đến tương lai thịnh vượng.
Mờ sáng, vùng Bảy Núi đang vào mùa lấy mật thốt nốt. Có mặt tại cánh “rừng” thốt nốt tại phường An Phú (TX. Tịnh Biên) mới thấy hết không khí tất bật của người leo và người chở thốt nốt về nấu thành những tán đường thơm ngon nức tiếng. Ngày nay, nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tối 27/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp UBND TX. Tịnh Biên tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh nghề làm đường thốt nốt của người Khmer TX. Tịnh Biên, huyện Tri Tôn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.